Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2020

Nếu nhạy cảm với cafein không nên uống trà hoa nhài

Các bài thuốc sử dụng trà hoa nhài

 
Ngoại cảm phát sốt, tiêu chảy: Trà Hương Lài 6g, Chè xanh 10g, Thảo quả 3g, sắc uống.
 
Đau mắt: Hoa nhài 6g, dùng riêng hay phối hợp với Kim ngân hoa và hoa Bạch cúc, mỗi vị 9g, đun sôi lấy nước xông rồi uống. Hoặc lấy lá giã vắt lấy nước, trộn với lòng trắng trứng gà đắp.
 
Rôm sẩy: Lá nhài vò vào nước để tắm, có thể phối hợp với lá Ngải cứu.
 
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hoa nhài 10g, hoa hòe 10g, kim cúc 6g, hoa đại 6g. Sắc với ba bát nước còn một bát, chia uống hai lần trong ngày. Uống vào buổi sáng và tối sau bữa ăn. Mỗi liệu trình uống 10 ngày.
 
Nhức mỏi, đau đầu gốiHoa nhài 50g, móng giò lợn 200g. Cách chế biến: Móng giò lợn rửa sạch, chặt khúc, ướp gia vị. Hoa nhài đã rửa sạch để ráo. Cho 3 bát nước đun sôi móng giò khoảng 30 phút, cho hoa nhài vào, nêm gia vị vừa đủ bắc ra ngay. Ăn khi canh còn nóng, có thể dùng làm canh ăn với cơm. Mỗi tuần nên ăn khoảng 3 - 5 lần.
 
Tac-dung-cua-hoa-nhai
 
Chữa mất ngủ: Rễ Nhài 1-1,5g, nghiền trong nước, lấy hỗn dịch uống. Trà Lài 10g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 10g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần. Uống liên tục trong 7 ngày. Hoặc hoa nhài 6g, tâm sen 8g. Hoa nhài và tâm sen hãm với nước sôi uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục từ 7 - 10 ngày sẽ thấy kết quả rõ rệt.
 
Trị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy do ăn thức ăn sống lạnh: Hoa nhài 10g, vỏ quả lựu 10g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần. Uống trong 4 ngày. Hoặc hoa nhài 6g, chè xanh 10g, thảo quả 3g, vỏ dộp ổi 3g. Cách dùng: 4 thứ trên đem sắc với 600ml nước còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống sau các bữa ăn. Uống liên tục trong 3 ngày.
 
Giúp thanh nhiệt mùa hè, tăng cường sức đề kháng: Hoa nhài khô 1 thìa, cho hoa nhài vào bình trà, cho 300ml nước sôi để hãm, 5 phút sau trà có mùi thơm, uống được, người thích ngọt thì cho thêm mật ong hòa đều để nguội uống. Hoặc hoa nhài khô 6g sắc uống thay nước hàng ngày. Bài thuốc này có công dụng thanh thuần tỉnh não, khai khiếu giải phiền.
 

Lưu ý khi sử dụng trà hoa nhài

 
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên lưu ý một số điều sau đây khi muốn uống trà hoa nhài thường xuyên:
 
Phụ nữ mang thai không nên uống trà hoa nhài: Trong các loại trà hoa, trà hoa nhài có hương thơm nồng nhất. Mặc dù nhiều kỹ thuật trị liệu bằng hương thơm rất phổ biến trong thai kỳ, nhưng mùi mạnh của trà hoa nhài không được khuyến khích sử dụng trong khi bạn đang mang thai. Đã có trường hợp sử dụng trà hoa nhài hoặc tinh dầu hoa nhài gây ra các cơn co thắt sớm ở phụ nữ mang thai. Tốt nhất phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi thêm loại trà này vào chế độ ăn uống.
 
Không uống trà hương lài khi bụng đói: Nhiều người chọn sử dụng trà hoa nhài để tăng cường trao đổi chất hoặc thậm chí là một thức uống giúp kích thích giảm cân. Tuy nhiên, bạn không nên dùng trà hoa nhài khi bụng đang đói. Thói quen thưởng thức trà hoa nhài lúc bụng đói có thể khiến bụng bạn cảm thấy cồn cào, khó chịu, điều này không tốt cho dạ dày.
 
Nếu nhạy cảm với cafein không nên uống trà hoa nhài: Cũng giống như trà xanh, trà lài có chứa cafein, chất kích thích có thể làm tăng huyết áp của bạn. Có một số người rất nhạy cảm với cafein, đặc biệt là với liều lượng lớn. Bạn nên hạn chế sử dụng trà hoa nhài cũng như một số loại trà khác nếu cơ thể bị nhạy cảm với cafein.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét