Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2020

Trà Thái Nguyên túi lọc, bột trà xanh Matcha, trà sữa; áp dụng sản phẩm chè sạch để làm nguyên liệu cho hóa mỹ phẩm, hàng tiêu dùng..

Đầu tư hơn 220 tỷ đồng phát triển thương hiệu và giá chè Thái Nguyên 2020
14:33 | 24/02/2017
Tỉnh Thái Nguyên dự kiến từ nay đến năm 2020 đầu tư trên 220 tỷ đồng để nâng cao chất lượng và giá chè thái nguyên, trong đó, nguồn vốn ngân sách khoảng 150 tỷ đồng, còn lại là các nguồn vốn huy động của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các nguồn vốn khác để triển khai đề án nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cây chè.

Thu hoạch chè búp tươi tại Tân Cương. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Theo đề án của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, nguồn vốn đầu tư chủ yếu để thực hiện các nhiệm vụ: quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu chè búp tươi phù hợp với cơ cấu loại sản phẩm đối với từng huyện, thành phố, thị xã đồng thời gắn với quy hoạch vùng sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao; hình thành các vùng sản xuất chè tập trung, ứng dụng công nghệ cao với quy mô diện tích 3.900 ha tại thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hóa, Võ Nhai, thị xã Phổ Yên...
Đề án cũng đặt mục tiêu từng bước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao; trồng mới, trồng thay thế 4.400 ha chè bằng các giống mới có năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu cao. Mỗi năm hỗ trợ chứng nhận trên 300 ha giá chè thái nguyên an toàn sản xuất theo theo quy trình VietGAP (hoặc GAP khác), hỗ trợ và chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm 50 cơ sở/năm; xây dựng và quản lý thương hiệu chè Thái Nguyên, phát triển nhanh mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè an toàn gắn với phát triển hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè theo mô hình chuỗi giá trị...
Trong giai đoạn mới, tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các địa phương khẩn trương chuyển đổi giống theo hướng ưu tiên thay thế giống chè trung du già cỗi, năng suất, chất lượng thấp bằng giống chè mới có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên.
Dự án đưa ra mục tiêu phát triển chè giống mới, nhân giống bằng phương pháp giâm hom; xác định cơ cấu giống chè, trong đó chè trung du chỉ chiếm 20% diện tích, các giống mới như: LDP1, Kim Tuyên, Thuý Ngọc, Phúc Vân Tiên, TRI 777, Bát Tiên, Hương Tích Sơn... chiếm 80% diện tích, hàng năm sản xuất khoảng 40 triệu cây giống phục vụ trồng mới và trồng thay thế.
Tỉnh chủ trương phát triển mạnh thương hiệu chè Thái Nguyên trên cơ sở phát huy lợi thế, sức cạnh tranh của sản phẩm về số lượng, chất lượng và giá cả, phát triển thương hiệu sản phẩm gắn với hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thực hiện đặng ký nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên tại một số thị trường nước ngoài tiềm năng.
Bên cạnh đó, tỉnh áp dụng cơ chế hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, chế biến chè an toàn theo quy trình VietGAP và GAP khác; hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo nâng cao kỹ thuật chế biến chè đảm bảo an toàn thực phẩm, sản xuất hữu cơ; hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Tỉnh hỗ trợ xây dựng một số chợ đầu mối, điểm du lịch, thưởng thức văn hóa chè Thái Nguyên tại không gian văn hóa chè thái nguyên tại thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương và các làng nghề trồng, chế biến chè, các điểm dừng chân trong các tour, tuyến du lịch làng nghề đến các vùng chè đặc sản của tỉnh như: Tân Cương, La Bằng, Điềm Mặc, Vô Tranh, Tức Tranh, Trại Cài...
Ông Ngô Xuân Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên cho biết hiện tổng diện tích chè của tỉnh đã đạt trên 21.100 ha, trên 80% diện tích chè tại các vùng sản xuất chè tập trung sản xuất theo hướng an toàn, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; 80% sản lượng được chế biến bằng phương pháp truyền thống, cơ giới hoá bằng máy tôn quay, máy vò và dây truyền chế biến quy mô nhỏ tại 43 hợp tác xã và hơn 60 nghìn hộ tại 140 làng nghề sản xuất, chế biến chè với sản phẩm chủ yếu là chè xanh và chè xanh cao cấp; thu nhập từ cây chè tại Thái Nguyên đã đạt trung bình trên 100 triệu đồng/ha/năm.
Ngoài thế mạnh tiêu thụ trong khắp cả nước, chè Thái Nguyên đang có thị trường xuất khẩu ổn định tại Pakistan, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Việc sớm triển khai đề án nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cây chè đến năm 2020 không chỉ đem lại hiệu quả về kinh tế mà còn góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho trên 300.000 lao động hoạt động trong các lĩnh vực./.

Tổng giá trị xuất khẩu chè thái nguyên ước đạt gần 3 tỷ USD
10:09 | 16/03/2017
Theo thông tin từ Sở Công Thương, tổng giá trị xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn tỉnh đạt gần 3 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ. Trong đó, giá trị xuất khẩu khu vực trong nước ước đạt 36,05 triệu USD; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 2,92 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 98,8% tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn.

2 tháng đầu năm 2017, sản phẩm chè xuất khẩu của tỉnh ước đạt 533 tấn với giá trị khoảng 1 triệu USD, tăng 26,7% về lượng và tăng 28,9% về giá trị so với cùng kỳ. Trong ảnh: Sơ chế chè xuất khẩu tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trung Nguyên.
Theo thông tin từ Sở Công Thương, tổng giá trị xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn tỉnh đạt gần 3 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ. Trong đó, giá trị xuất khẩu khu vực trong nước ước đạt 36,05 triệu USD; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 2,92 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 98,8% tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn.
Mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất là nhóm sản phẩm điện tử viễn thông (điện thoại và linh kiện điện tử) với 2,91 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ; nhóm kim loại màu và tinh quặng kim loại màu ước đạt 24,3 triệu USD, tăng 51,8%; sản phẩm chè xuất khẩu ước đạt 533 tấn với giá trị khoảng 1 triệu USD, tăng 26,7% về lượng và tăng 28,9% về giá trị. Riêng nhóm hàng may mặc giảm 26% giá trị xuất khẩu so với cùng kỳ (đạt 18,5 triệu USD), nguyên nhân là do đơn hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ giảm, chỉ bằng 64,3% so với cùng kỳ.


Sản xuất chè thái nguyên sạch, hiệu quả tức thì: Doanh nghiệp - đầu kéo để phát triển

08:45 | 17/03/2017
Hầu hết các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn theo các chứng nhận khác nhau thường chỉ tồn tại trong thời gian nhận được sự hỗ trợ. - Nông nghiệp, nông thôn ngày nay, nông thôn mới, lúa nước, ngàn năm văn hiến, trống đồng, hợp tác xã, công nông nghiệp

Sản xuất chè hữu cơ tại chi nhánh Cty CP NTEA Việt Nam tại Thái Nguyên
Khi tham gia mô hình, có ít nhiều nhận thức về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt nhưng để tự thân người nông dân chuyển thành hành động là vô cùng nan giải. Sản xuất chè hữu cơ cũng không ngoại lệ. Trong điều kiện đó, doanh nghiệp sẽ là nhân tố quan trọng chủ chốt tạo ra mô hình bền vững, có sức lan tỏa mạnh mẽ.

Nhẫn nại với giá chè thái nguyên khi bán ra thị trường

Ông Nguyễn Kim Tuấn, Giám đốc Chi nhánh Cty Cổ phần NTEA Việt Nam tại Thái Nguyên cho rằng, đòi hỏi của người tiêu dùng về những sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã khiến cho những thương hiệu tồn tại nương tựa vào hào quang của thương hiệu quá khứ dần bị mai một, mất chỗ đứng.
Chính vì vậy mà khi quyết định đầu tư vào Thái Nguyên để sản xuất chè hữu cơ, Cty không lựa chọn những vùng chè nổi tiếng. Địa điểm sản xuất của Cty được chọn là 5ha chè liền khoảnh thuộc xóm Văn Hữu (xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ).
Ông Tuấn kể, ông sinh ra và lớn lên ở Văn Chấn (Yên Bái), nơi mà cây chè đã nuôi sống biết bao thế hệ của gia đình ông. Vậy nhưng, ngay từ khi còn nhỏ, ông đã chứng kiến cảnh những người làm chè quê mình vãi sức, đổ độc lên những nương chè như thế nào.
Người người, nhà nhà dùng phân bón hóa học chút vô tôi vạ lên đồi chè. Cứ mưa lại đi bón đạm. Thấy sâu là phun. Phun một thứ thuốc không thấy hết sâu thì phun thuốc khác. Không được thì cộng hai ba loại lại phun tổng hợp. Phun buổi sáng, buổi chiều phun tiếp. Bao giờ hết sâu thì thôi. Nhiều người vác bình thuốc sâu về đến nhà thì nằm vật ra vì nhiễm độc.
Mang tư duy thay đổi và phương pháp sản xuất chè hữu cơ đến Thái Nguyên - thủ phủ trà Việt để đầu tư, ông Tuấn đón nhận nhiều hoài nghi, phản ứng. Rằng làm chè mà không thuốc sâu, không phân bón hóa học, thuốc bón lá, kích phọt đủ loại thì chỉ có lấy sâu chè, lấy rễ chè pha nước mà uống.
Không nao núng, năm 2012, ông Tuấn chọn mua và thuê lại diện tích 5ha chè của người dân xóm Văn Hữu. Theo ông, làm chè hữu cơ không phải nói làm là làm ngay được mà phải kiên trì theo đuổi. Đối với cây chè, phải mất ít nhất 3 năm không bón phân hóa học, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì cây và đất mới hết tồn dư chất hóa học.
Với tổng nguồn vốn đầu tư trên 30 tỷ đồng, Chi nhánh Cty NTEA Việt Nam tại Thái Nguyên đã tạo ra phương thức sản xuất chè thái nguyên công nghệ cao. Áp dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc canh tác cũng như chế biến sản phẩm chè. Mỗi lô chè đều được quy hoạch và có biển ghi thứ tự riêng. Ở các lô đều có giàn van xoay tưới tự động cùng hệ thống cảm biến điều khiển tự động từ xa.
Đúng như tính toán, vừa làm, vừa tuyên truyền, vận động hướng dẫn bà con cùng làm, sau 3 năm, đến đầu năm 2016, sản phẩm chè của Chi nhánh Cty CP NTEA Việt Nam tại Thái Nguyên đã được công nhận đạt tiêu chuẩn sản phẩm chè hữu cơ.
Từ nhà xưởng, kho bảo quản, trưng bày sản phẩm đều được lắp đặt các trang thiết bị phục vụ việc theo dõi, chăm sóc cho cây chè, sản phẩm chè. Cty sử dụng công nghệ điện toán đám mây vào hệ thống tưới tiêu tự động, sử dụng chip điện tử để theo dõi hướng gió, độ ẩm, dinh dưỡng và dự báo thời tiết. Ngoài việc sử dụng phân đã được ủ kỹ, một số loại loại chế phẩm sinh học an toàn để kích thích khả năng hấp thụ của cây được sử dụng như IMZ, BIO FIM…

Thành công

Ngay lập tức, mỗi kg chè xanh hữu cơ NTEA Thái Nguyên đã được bán với giá từ 500 ngàn đồng đến 1,5 triệu đồng/kg. Vấn đề không phải là những sản phẩm chè nói trên đều do phía Cty xuất khẩu mà chính nhiều bạn hàng, người sử dụng trong nước cũng tìm mua.
Ông Tuấn cho rằng, chiến lược đầu tư của Cty đã đúng. Vì, sản xuất hữu cơ đã tạo ra sản phẩm mà mọi người trong xã hội đều mong muốn tìm mua sử dụng. Rõ ràng, lúc này thương hiệu đã được khẳng định lại trên cơ sở xác lập sự an toàn cho sản phẩm chứ không phải là sản phẩm từ vùng nào, miền nào nữa.
Từ chỗ đạt tiêu chuẩn sản phẩm chè hữu cơ, các điều kiện về tự nhiên, nguồn đất, nguồn nước, sản phẩm sơ chế của công ty tiếp tục phải trải qua hàng loạt những kiểm nghiệm nghiêm ngặt và phân tích một cách khoa học theo các tiêu chuẩn quốc tế. Với việc đầu tư nghiêm túc, bài bản, Cty NTEA Việt Nam là đơn vị đầu tiên trong Hiệp hội Chè Việt Nam được tổ chức chứng nhận quốc tế Biocer International trao chứng nhận sản phẩm trà đạt tiêu chuẩn hữu cơ nông nghiệp IFOAM.
Nối tiếp thành công, Chi nhánh Cty NTEA Việt Nam tại Thái Nguyên tiếp tục xây dựng bộ sản phẩm sản phẩm được ưa chuộng như: Trà Thái Nguyên túi lọc, bột trà xanh Matcha, trà sữa; áp dụng sản phẩm chè sạch để làm nguyên liệu cho hóa mỹ phẩm, hàng tiêu dùng... Sản phẩm của Cty ngoài tiêu thụ trong nước còn hướng tới xuất khẩu sang các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức…
Việc đạt được chứng nhận hữu cơ quốc tế cho sản phẩm chè chính là giấy thông hành cho chè Việt xuất ngoại với giá trị và đẳng cấp thế giới. Về chiến lược trong thời gian tiếp theo, ông Nguyễn Kim Tuấn cho biết, chủ động về phương thức sản xuất, Công ty đã nhắm đến một số thị trường tiềm năng, vì vậy, trong thời gian tới, Cty sẽ phải tiếp tục mở rộng sản xuất để có được sản lượng hàng hóa quy mô lớn hơn, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ.
Ông Dương Sơn Hà, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên: Chi nhánh Cty NTEA Việt Nam tại Thái Nguyên không chỉ là doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương mà còn làm thay đổi nhận thức về sản xuất chè, là mô hình điểm, kiểu mẫu, có sức lan tỏa, cần nhân diện để sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói chung, sản xuất chè hữu cơ nói riêng của Thái Nguyên phát triển đúng với lộ trình tái cơ cấu nông nghiệp trong thời gian tới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét