Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2020

Từ khi tham gia mô hình sản xuất chè thái nguyên hữu cơ, chúng tôi đã thay đổi cách làm

Khó khăn của ngành chè thái nguyên 2020

Hiện nay, diện tích, giá chè thái nguyên của nước ta là gần 130 nghìn ha, sản xuất khoảng 200 nghìn tấn chè khô 1 năm với 400 nghìn lao động. Các vùng chè nổi tiếng cho chất lượng tốt có thể kể đến như chè Thái Nguyên, Lâm Đồng, Sơn La…Khó khăn của ngành chè: Tháng 10-2015, sản lượng xuất khẩu chè đạt 100 nghìn tấn, tức khoảng 170 triệu USD, so với cùng kì năm ngoái đã giảm 9.1% về số lượng và 8.4% về giá trị.

Ngoài ra, có 1 thực tế đáng buồn là giá trị chè của chúng ta chỉ bằng 50-60% giá bình quân của thế giới. Giá thấp so với mặt bằng chung nhưng lại khó tiêu thụ, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến người dân trồng chè trên cả nước.
Thị trường
Rất nhiều diện tích trồng chè đã bị phá bỏ, đặc biệt là ở những vùng chè có tiếng như Lâm Đồng. Các công ty sản xuất chè phải tạm ngừng sản xuất, phần lớn các doanh nghiệp đều phải hoạt động cầm chừng, giảm sản xuất do lượng chè tồn trong kho đã lên đến gần 5000 tấn. So với giá 25 nghìn đồng/1kg vào năm 2014, thì 10 nghìn đồng/1kg của năm nay là 1 cái giá quá bèo bọt và khiến cho hàng nhìn hộ dân lao đao, lỗ vốn.
Khó khăn của ngành chè
Số lượng xuất khẩu lớn nhưng giá trị không tương xứng, khó khăn của ngành chè không chỉ có vậy, chè ô long chỉ xuất khẩu vào Đài Loan, việc này khiến ngành chè phụ thuộc quá lớn vào thị trường. Chỉ cần thị trường Đài Loan ngừng mua chè hoặc yêu cầu kỹ thuật vệ sinh an toàn thực phẩm là đã khiến ngành chè Lâm Đồng điêu đứng. Nhiệm vụ của các công ty, doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu chè cần làm để tránh rào cản kỹ thuật là cần đàm phán để đảm bảo lợi ích cho cả 2 bên. Có như vậy mới giải quyết được nỗi lo cho người trông chè, tránh tình trạng cây chè bị phá bỏ ngày càng nhiều.
Giá trị và chất lượng chè
Tuy có sản lượng và diện tích trồng chè như ở trên chè sạch ở Thái Nguyên đã nêu, nhưng chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn chưa có chỗ đứng bởi chúng ta chủ yếu vẫn xuất khảu chè khô. Trong đó, lượng chè xuất khẩu và các quốc gia khó tính rất ít bởi đòi hỏi tài chính và chất lượng sản phẩm đối với doanh nghiệp rất lớn mà rất ít doanh nghiệp ở Việt Nam có thể đáp ứng được.
Hướng đi
Với hoạt động nhỏ lẻ, chất lượng không ổn định và khó kiểu soát cả về số và lượng như ở Việt Nam hiện nay, rất khó để sản phẩm chè có thể cạnh tranh trên thị trường.
Chính vì vậy, để có thể phát triển lâu dài, ngành chè Việt Nam cần sản xuất tập trung, đúng quy trình sản xuất chè sạch như chè búp Thái Nguyên, an toàn và phải nhận được chứng chỉ công nhận từ quốc tế thì mới có thể vượt qua hàng rào kỹ thuật đến từ các đối tác khó tính. Chỉ có như vậy, ngành chè mới không chịu chung số phận của nông sản Việt, số lượng xuất khẩu lớn nhưng giá trị lại thấp và giảm thiểu tối đa các khó khăn của ngành chè.


Cải tạo nương chè thái nguyên trung du theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng

Sáng 6-6, tại xã Tân Cương, Trạm Khuyến nông T.P Thái Nguyên đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình cải tạo nương chè giống trung du theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng bền vững tại vùng chè Tân Cương Thái Nguyên”.  

Các đại biểu tham quan mô hình cải tạo nương chè trung du của hộ gia đình ông Lê Quang Nghìn, xóm Hồng Thái 2, xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên).
Dự án cải tạo nương chè giống trung du theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng bền vững trên địa bàn T.P Thái Nguyên được thực hiện từ tháng 2-2015 đến tháng 6-2017 tại các xã: Tân Cương, Phúc Xuân và Phúc Trìu với quy mô 6ha. Các hộ dân được chọn (23 hộ) tham gia Dự án đều là những hộ có vườn chè giống trung du trồng bằng hạt (đã trồng được từ 25-30 năm). Diện tích chè cải tạo được áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như đốn, hái hợp lý, bón phân bằng phương pháp rạch hàng giữa các luống chè hoặc cuốc hố sâu từ 6-8cm; trộn đều các loại phân để bón, sau đó lấp kín đất nên cây chè sử dụng phân một cách tối ưu hơn, hạn chế được tình trạng bốc hơi, rửa trôi. Do vậy, nương chè cải tạo có mật độ búp dày hơn, khối lượng búp lớn hơn, năng suất đạt khoảng 595kg búp tươi/ sào, cao hơn hẳn nương chè không được cải tạo 119kg búp tươi/ sào.
Sau khi tham quan mô hình và thấy hiệu quả kinh tế của việc cải tạo nương chè, bà con đều mong muốn được thành phố tạo điều kiện để mở rộng quy mô cải tạo nương chè giống trung du, đáp ứng yêu cầu của thị trường..


Từng bước xây dựng thương hiệu, giá chè thái nguyên ở Hoàng Nông

Bà con xóm Gốc Sữa, xã Hoàng Nông (Đại Từ) thu hoạch chè.Từ lâu, chè đã được xã Hoàng Nông (Đại Từ) xác định là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Những năm gần đây, với việc tăng diện tích, năng suất và sản lượng, người trồng chè ở đây không những thoát khỏi đói nghèo mà còn có cuộc sống khá giả.

Bà con xóm Gốc Sữa, xã Hoàng Nông (Đại Từ) thu hoạch chè.
Dẫn chúng tôi đi thăm những đồi chè bát ngát xanh, ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Hoàng Nông cho biết: Sớm nhận thức được những lợi thế trong phát triển cây chè, nên bà con trong xã đã đầu tư mạnh vào trồng chè. Bằng việc không ngừng mở rộng diện tích chè, tận dụng toàn bộ diện tích đất có thể trồng chè, đến nay cây chè cơ bản phủ kín các diện tích vườn, đồi, soi bãi và cả những khu ruộng cấy lúa kém hiệu quả bà con cũng chuyển đổi sang trồng chè. Toàn xã có 14 xóm thì cả 14 xóm đều trồng chè với tổng diện tích 432ha, trong đó diện tích chè kinh doanh là trên 338ha. Mấy năm gần đây, ở Hoàng Nông không ít hộ giàu lên nhờ làm chè.
Gia đình ông Nguyễn Văn Tuất, xóm An Sơn là một ví dụ. Trước đây, cùng với làm 8 sào chè, gia đình anh còn cấy 6 sào lúa. Nhưng do ruộng cao, khan nước, nên chỉ cấy được 1 vụ. Thấy cấy lúa hiệu quả thấp, ông Tuất đã mạnh dạn chuyển đổi dần diện tích lúa này sang trồng chè. Đến nay, gia đình ông đã có tổng diện tích 13 sào chè, tất cả đều đã cho thu hái. Mỗi năm ông hái 7 lứa, thu về khoảng 52 tạ búp tươi. Nhờ đó, ông đã có điều kiện xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm tiện nghi sinh hoạt, kinh tế gia đình đã khấm khá lên nhiều, con cái có điều kiện tốt để học hành.
Cùng với mở rộng diện tích thì những năm gần đây, người dân trong xã đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống chè, thay thế dần diện tích chè trung du già cỗi bằng các loại chè cành nhằm nâng cao năng suất, sản lượng. Để khẳng định thêm hiệu quả từ việc chuyển đổi giống chè, ông Tuấn dẫn chúng tôi đến thăm mô hình sản xuất chè của gia đình anh Nguyễn Văn Chinh. Gia đình anh Chinh có gần 6 sào chè đang cho thu hoạch, toàn bộ là các giống chè thái nguyên giâm cành TRI 777 và LDP1. Để chè đạt năng suất và sản lượng cao, hằng năm anh Chinh đều tham dự đầy đủ các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật do cán bộ khuyến nông tổ chức; tích cực tham khảo tài liệu hướng dẫn biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây chè qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng. Điều quan trọng là anh đã mạnh dạn phá bỏ toàn bộ diện tích chè giống cũ, năng suất thấp để đầu tư trồng lại bằng giống chè mới cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, với diện tích chè này mỗi năm gia đình anh thu được 24 tạ, số tiền thu được trên 70 triệu đồng.
Với sự chuyển đổi mạnh cơ cấu giống chè, đến nay, toàn xã đã có trên 300ha chè giống mới, chiếm trên 70% diện tích chè toàn xã. Ngoài việc áp dụng đồng bộ các kỹ thuật thâm canh, cải tạo đất, biện pháp tưới, trồng cây phân xanh và cây bóng mát… thì trồng thay thế giống chè cũ bằng các giống chè cành chính là yếu tố quan trọng giúp tăng năng suất chè của xã. Năm 2016, xã đã trồng thay thế được gần 20ha, đạt gần 200% so với kế hoạch. Mặc dù diện tích chè của xã không tăng trong 3 năm trở lại đây, nhưng năng suất mỗi năm một tăng. Hiện, năng suất chè trung bình của xã là 110 tạ búp tươi/ha, sản lượng đạt 4.133 tấn/năm, tăng trên 100 tấn so với năm 2015.
Nhờ cây chè, đời sống của người dân được nâng lên đáng kể, năm 2016, tổng số hộ nghèo của xã còn 203 hộ, chiếm trên 13%, giảm trên 5% so với năm trước, hộ cận nghèo là 148 hộ, chiếm gần 10%, giảm trên 6% so với năm 2015. Hiện nay, xã đang làm hồ sơ để công nhận 3 làng nghề chè là: Cầu Đá, Đoàn Kết và Gốc Sữa.
Không chỉ tập trung tăng năng suất, thời gian gần đây, bà con xã Hoàng Nông đặc biệt chú trọng đến chất lượng chè. Hoàng Nông là một trong những xã đầu tiên của tỉnh thực hiện sản xuất chè hữu cơ. Ông Nguyễn Văn Nam, Tổ trưởng Tổ sản xuất chè hữu cơ xóm Cầu Đá cho biết: Trước đây dù biết rằng sử dụng các loại phân hóa học, thuốc trừ sâu có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sản xuất cũng như không đảm bảo an toàn cho sản phẩm, nhưng vì quen với tập quán canh tác cũ, nên chúng tôi chỉ tự đi mua các loại phân hóa học về bón cho chè và cứ thấy sâu là phun thuốc trừ. Từ khi tham gia mô hình sản xuất chè thái nguyên hữu cơ, chúng tôi đã thay đổi cách làm, bón cây bằng phân vi sinh và sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc. Ban đầu việc thay đổi này có chút lung túng, năng suất chè cũng sụt giảm xuống còn 50%, nhưng đến lứa thứ hai năng suất bắt đầu tăng lên. Đến nay, năng suất chè của mô hình đạt khoảng 70 tạ/ha, tuy không cao bằng các diện tích chăm sóc thông thường, nhưng giá thành sản phẩm lại cao gấp đôi.
Ngoài mô hình sản xuất chè hữu cơ, hiện nay, xã đang triển khai mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay, đã có 60 hộ đăng ký tham gia làm với tổng diện tích gần 20ha. Với sự hướng đến các sản phẩm chè an toàn, hy vọng thời gian tới, chất lượng chè của xã sẽ ngày càng được nâng lên, được nhiều khách hàng biết đến, từng bước xây dựng thương hiệu chè Hoàng Nông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét