Thứ Ba, 20 tháng 10, 2020

Ăn gì ngon, bổ rẻ ở đất chè Thái Nguyên?

   Ăn gì ngon, bổ rẻ ở đất Chè Thái Nguyên - Thái Nguyên?

Người Thái Nguyên nổi tiêng là "chịu ăn chịu chơi", vì vậy chẳng có gì lạ khi có rất nhiều món ăn ngon, bổ rẻ của chè Thái Nguyên đã vang danh khắp b.

Hưng Yên và những đặc sản nức tiếng phải mua về làm quà / “Đổi gió” với đặc sản lẩu khói, lẩu rượu hiếm có khó tìm giữa lòng Sài Gòn

Ăn gì ngon, bổ rẻ ở Thái Nguyên?

 

Thái Nguyên là một tỉnh ở đông bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của khu vực đông bắc hay cả Vùng trung du và miền núi phía bắc. Đến với Thái Nguyên, du khách không chỉ được thưởng thức món đặc sản là Chè Thái Nguyên mà còn được ăn những món ăn ngon bổ rẻ khác.

Sau đây, chúng tôi xin gợi ý đến các bạn những món ăn ngon, bổ rẻ ở Thái Nguyên mà các bạn nên thưởng thức.

Chè Thái Nguyên Tân Cương

Đặc sản đầu tiên phải nhắc đến ở Thái Nguyên là Chè Thái Nguyên. Chè Thái Nguyên ở đây thơm, vị chát dịu khi uống lại ngọt ngào, dù không biết uống Chè Thái Nguyên cũng cảm thấy yêu thích ngay khi nhấp môi.

Không hổ danh là xứ Chè Thái Nguyên, Thái Nguyên có những vùng nổi tiếng cả nước: Chè Thái Nguyên La Bằng (Đại Từ), Chè Thái Nguyên Khe Cốc (Phú Lương), Chè Thái Nguyên Trại Cài (Đồng Hỷ) nhưng nổi tiếng hơn cả là Chè Thái Nguyên Tân Cương (TP Thái Nguyên). Không chỉ nổi tiếng trong nước, bạn bè quốc tế cũng rất yêu thích và "phát nghiện" Chè Thái Nguyên Tân Cương của Việt Nam.

 

Ảnh minh họa

Bánh ngải của người Tày

Bánh ngải có màu xanh đặc trưng của thiên nhiên, hình thù và cách làm gần giống với bánh dày của người miền xuôi. Bánh ngải dễ ăn, mát và không ngấy. Vị hăng hăng, thơm thơm là lạ của lá ngải như dung hòa cái dẻo, cái ngọt của nếp và đường. Tết Thanh minh, nếu có dịp lên Phú Lương vào vùng dân tộc Tày sinh sống, du khách sẽ được thưởng thức món bánh ngải đặc sản và dân giã này.

Cơm lam Định Hóa

Cơm lam Định Hóa được làm từ nếp cái hoa vàng trồng trên nương, thu hoạch vào khoảng tháng 9, tháng 10. Cơm nếp lam dẻo, thơm hương gạo nếp, ống nứa cháy dở, món này có thể để được cả tuần mà không bị thiu hay vữa. Cơm lam ăn với muối vừng vừa dân dã vừa mộc mạc, vừa đậm đà khó quên.

Ăn gì ngon, bổ rẻ ở Thái Nguyên?

Bánh chưng Bờ Đậu

Bờ Đậu thuộc xã Sơn Cẩm và Cổ Lũng của huyện Phú Lương, nơi đây có nghề làm bánh chưng truyền thống nức tiếng. Bánh chưng Bờ Đậu bán quanh năm, theo chân khách thập phương đi về mọi miền đất nước. Bóc chiếc bánh chưng Bờ Đậu, vỏ bánh xanh mướt, dẻo, nhân bánh bùi ngậy pha chút cay cay, thơm thơm của hạt tiêu, cảm giác như cả đất trời cùng hòa quyện trong từng chiếc bánh và câu chuyện Lang Liêu dâng bánh được học thuở thiếu thời lại hiển hiện.

Bánh Cooc Mò của người Tày, Nùng

Bánh cooc mò được làm từ loại nếp nương ngon nhất nên rất thơm, vị ngọt, dẻo, có thể ăn no mà không thấy ngán. Người Tày, Nùng làm bánh cooc mò quanh năm và bánh được bày bán tại các chợ phiên. Trong những dịp đặc biệt như mừng đầy tháng, thôi nôi thì mọi gia đình đều làm bánh cooc mò. Muốn thưởng thức món bánh này du khách cũng có thể đến Trung tâm thương mại Đồng Quang hoặc chợ Thái.

Trám Hà Châu

Hà Châu là một xã của huyện Phú Bình Thái Nguyên, cách Thái Nguyên 30km về hướng Nam. Nơi đây nổi tiếng với các sản vật thiên nhiên như măng tre, trám rừng bên cạnh đó là các loại rau củ quả được trồng khá nhiều. Trong các sản vật thiên nhiên ban tặng cho người dân Phú Bình thì trám đen một trong những đặc sản nổi tiếng của mảnh đất Hà Châu.

Do hợp thổ nhưỡng nên quả trám trồng ở Hà Châu rất đặc biệt: bùi, thơm, chặt thịt hơn hẳn trám được trồng ở các địa phương khác, bởi thế trám đen đã trở thành đặc sản của mảnh đất này. Đến kỳ thu hoạch, người dân hầu như không phải mang ra chợ, tư thương về đặt mua tận nhà, thậm chí còn đặt mua cả cây khi trám bắt đầu đơm quả. Nhiều người ở tận Hà Nội, Hải Phòng cũng tìm đến Hà Châu mua trám.

Xôi thập cẩm

Cũng giống như nhiều dân tộc khác, thường ngày, người Dao ở Thái Nguyên ăn cơm tẻ, những lúc gia đình có công việc: Lễ tết, vào nhà mới, nhờ anh em cấy giúp hoặc vào vụ thu hoạch, người Dao thường nấu xôi.

Món xôi của người Dao được nấu khá cầu kỳ. Ngoài xôi trắng, người Dao còn sử dụng các loại lá cây để đồ xôi nhiều màu hay còn gọi là xôi thập cẩm. Gạo để đồ xôi phải là thứ gạo do chính gia đình trồng trên nương và đều hạt, được nhặt hết sạn.

Người Dao có bí quyết riêng để trong quá trình ngâm gạo ngấm đều nước màu, khi nấu thành xôi màu sắc không quá sẫm hoặc không quá nhạt. Khi gạo ráo, đem gạo đã ngâm đổ vào chõ, lần lượt theo từng loại màu riêng biệt với quy tắc: gạo màu sẫm nhất ở phía dưới cùng, gạo trắng xếp trên cùng. Khi chõ xôi chín người ta dỡ lần lượt từng lớp xôi màu ra một chiếc rá to, sau đó trộn lẫn các màu với nhau để thành món xôi thập cẩm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét