Thứ Tư, 14 tháng 10, 2020

Ngay tại xã Nghinh Tường, sự thành công của HTX Thịnh Vượng cũng chưa thu hút được người dân

  Hướng đi hiệu quả ở vùng chè Thái Nguyên tại Võ Nhai

Cập nhật ngày: 14/09/2020 08:51 (GMT +7)



 Ông Hà Quốc Vượng (bên trái), Giám đốc HTX Thịnh Vượng, ở xã Nghinh Tường (Võ Nhai) chia sẻ kinh nghiệm trồng cây dược liệu dưới tán rừng với người dân địa phương. Ảnh: H.H

Ông Hà Quốc Vượng (bên trái), Giám đốc HTX Thịnh Vượng, ở xã Nghinh Tường (Võ Nhai) chia sẻ kinh nghiệm trồng cây dược liệu dưới tán rừng với người dân địa phương. Ảnh: H.H

Mở rộng diện tích trồng cây dược liệu dưới tán rừng là giải pháp giúp bảo vệ tài nguyên rừng hiệu quả, đồng thời tạo sinh kế để người dân vùng cao phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Thời gian qua, mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả và cần được nhân rộng trên địa bàn huyện Võ Nhai.

 

Ở xã Nghinh Tường (Võ Nhai) hiện nay, hầu như ai cũng biết ông Hà Quốc Vượng, Giám đốc HTX Thịnh Vượng, bởi ông và HTX không chỉ làm giàu cho các xã viên mà còn tạo việc làm thường xuyên cho hơn 30 lao động địa phương, với mức thu nhập bình quân đạt 5 triệu đồng/người/tháng. Cùng với trên 20 xã viên, ông Vượng thành lập HTX Thịnh Vượng từ năm 2013, do ông làm Giám đốc. Đến nay, HTX đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm từ trồng chuối tây Thái, nuôi đà điểu, gà đồi và đặc biệt là trồng một số cây dược liệu ưa bóng mát dưới tán rừng.

 

Năm 2013, HTX Thịnh Vượng trồng 2 nghìn cây Ba kích dưới tán rừng trên diện tích khoảng 0,5ha. Sau 4 năm, số Ba kích này cho thu hoạch đạt sản lượng gần 8 tấn với giá trị gần 2 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, HTX còn lãi khoảng 1,5 tỷ đồng. Nhận thấy tiềm năng từ cây dược liệu, HTX Thịnh Vượng đã nhanh chóng phát triển lên trên 9ha trồng các cây dược liệu gồm: Ba kích, Chè Thái Nguyên hoa vàng, nghệ, hà thủ ô, cát sâm.

 

Ông Vượng chia sẻ: Đây là những cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, dễ chăm sóc, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng các xã miền núi và đặc biệt có thể trồng dưới tán rừng, chi phí đầu tư không lớn mà đầu ra thuận lợi. Ví như cây Ba kích, trên diện tích 1 sào, người dân chỉ phải bỏ ra gần 20 triệu đồng cho 4 năm trồng là có thể đạt được lợi nhuận tới 100 triệu đồng. Hay như cây nghệ, chi phí trồng 1ha khoảng 50 triệu đồng nhưng sau 2 năm có thể thu về khoảng 100 triệu đồng lợi nhuận…

 

Còn tại xã Sảng Mộc (Võ Nhai), năm nay, xã đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã triển khai mô hình trồng 8 nghìn cây Khôi nhung trên nền diện tích khoảng 2ha dưới tán rừng với sự tham gia của 3 hộ dân ở các xóm Phú Cốc và Bản Chương. Loại cây này có đặc điểm ưa độ ẩm cao, thường mọc dưới tán rừng và là loại cây dược liệu quý, dùng để bào chế thuốc chữa các bệnh về dạ dày, tá Trà Thái Nguyênng. Trước kia, Khôi nhung mọc tự nhiên, phổ biến dưới tán rừng Sảng Mộc nhưng do khai thác tự do nên đã cạn kiệt.

 

Là một trong những người đưa ý tưởng phục hồi cây Khôi nhung, ông Nông Quý Dương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Sảng Mộc cho rằng, việc tận dụng diện tích dưới tán rừng để trồng loại cây này sẽ giúp bảo tồn cây dược liệu quý, tạo nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh. Theo ông Dương, 1ha rừng có thể trồng khoảng 4 nghìn cây Khôi nhung dưới tán. Sau 1 năm trồng, diện tích này có thể cho thu hoạch khoảng 2 tấn lá khô đạt giá trị khoảng 400 triệu đồng, trong đó lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng. “Đây có thể là mô hình giúp người dân thoát nghèo bởi chi phí đầu tư phù hợp, thời gian sinh trưởng ngắn và quan trọng là người dân vừa kết hợp việc phát dọn dây leo đồng thời trồng cây dược liệu dưới tán rừng” - ông Dương nhận định.

 

Theo các chuyên gia, thời điểm trồng cây dược liệu dưới tán rừng tốt nhất vào mùa Xuân khi thời tiết ấm, độ ẩm không khí vừa phải. Những loại cây dược liệu phù hợp sống dưới tán rừng không yêu cầu ánh sáng mạnh và không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây lâu năm đồng thời còn thúc đẩy người dân tăng cường trách nhiệm bảo vệ rừng để phát triển kinh tế. Đây cũng là xu hướng của nhiều địa phương trong cả nước được Bộ Nông nghiệp và PTNT khuyến khích nhân rộng. Theo thống kê, Võ Nhai hiện có khoảng 60ha đất trồng cây dược liệu gồm: Đinh lăng, Hà thủ ô, Chè Thái Nguyên hoa vàng, Cát sâm, Cà gai leo, Ba kích, nghệ…. Trong đó, một phần diện tích được trồng dưới tán rừng. Sản phẩm dược liệu của Võ Nhai được một số đơn vị, doanh nghiệp bao tiêu, đảm bảo đầu ra thuận lợi với giá trị cao.

 

Tuy nhiên, so với tiềm năng của huyện đặc biệt là các xã phía Bắc có nhiều diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất thì diện tích dược liệu hiện có của Võ Nhai còn khá khiêm tốn. Ngay tại xã Nghinh Tường, sự thành công của HTX Thịnh Vượng cũng chưa thu hút được người dân. Đến nay, ngoài HTX Thịnh Vượng, mới chỉ có một gia đình ông Hà Đình Nguyễn ở xóm Bản Chang triển khai trồng 2 sào Ba kích dưới tán rừng. Diện tích này sinh trưởng tốt và hứa hẹn cho nhu nhập lên tới cả trăm triệu đồng sau 2 năm tới đây. Ông Nông Đình Tuất, Chủ tịch UBND xã Nghinh Tường chia sẻ: Việc triển khai nhân rộng mô hình này đối với địa phương là rất khó khăn bởi nguồn lực của xã hạn hẹp trong khi điều kiện kinh tế của nhân dân còn hạn chế. Chúng tôi mong muốn được huyện, tỉnh hỗ trợ mở rộng diện tích trồng, đặc biệt là giúp gần 200 hộ nghèo trên địa bàn có nguồn sinh kế vươn lên thoát nghèo.

 

Được biết, trên cơ sở xác định được tiềm năng, lợi thế trong việc phát triển cây dược liệu tại địa phương, huyện Võ Nhai đã xây dựng kế hoạch phát triển vùng dược liệu tập trung có quy mô gần 100ha, tập trung tại các xã: Cúc Đường, Nghinh Tường, Dân Tiến, Phú Thượng, Lâu Thượng, La Hiên, Phương Giao. Hy vọng rằng, với kế hoạch này, huyện sẽ sớm triển khai các giải pháp cụ thể hỗ trợ bà con nông dân mở rộng diện tích trồng cây dược liệu dưới tán rừng qua đó thiết thực bảo vệ rừng và phát triển kinh tế địa phương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét