Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

“Chè Đại Từ” góp phần cùng chè Thái Nguyên ở các vùng khác nâng tầm thương hiệu

 

Những đặc sản vùng “Chè Tấm Ngon, Chè Cám Ngon”  Thái Nguyên

Thái Nguyên còn là mảnh đất giàu tài nguyên thiên nhiên  có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, và văn hóa ẩm thực cũng vô cùng độc đáo. Nếu có cơ hội du lịch Thái Nguyên, du khách đừng quên thưởng thức những đặc sản đậm nét văn hóa dân tộc của vùng đất “Chè Tấm Ngon, Chè Cám Ngon” Thái Nguyên.

Chè Tân Cương

Nhắc đến đặc sản Thái Nguyên người ta thường nhớ ngay đến trà. Là đặc sản hàng đầu của Thái Nguyên, trà Thái mang hương vị đậm đà, dư vị ngọt ngào, hương cốm thoảng thoảng khiến cho bất cứ ai đã từng thưởng thức đều nhớ mãi. Nhờ có điều kiện tự nhiên vô cùng thích hợp với cây chè nên cây chè ở Thái Nguyên dù vùng nào cũng đều mang hương vị đặc trưng của đất Thái. Sẽ không quá lời khi nói rằng, đến Thái Nguyên mà chưa được thưởng thức một chén trà Tân Cương, hay chưa mua được vài lạng chè tôm nõn làm quà thì chưa thể gọi là đã đến Thái Nguyên.

 


“Chè Tấm Ngon, Chè CámNgon” Thái Nguyên

Bánh chưng Bờ Đậu

Bờ Đậu là một địa danh thuộc xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, thuộc tỉnh Thái Nguyên, từ lâu có nghề làm bánh chưng rất nổi tiếng. Làng nghề bánh chưng Bờ Đậu được chỉ dẫn địa lý và công nhận là làng nghề truyền thống từ năm 2009. Bánh chưng Bờ Đậu nổi tiếng ngon và được nhiều người ưa chuộng là nhờ bí quyết truyền đời của người dân nơi đây. Bánh được làm từ loại gạo nếp ngon nhất vùng Định Hóa ninh chín rền trên bếp lửa liên tục từ 8-10 tiếng đồng hồ. Bóc lớp lá dong bên ngoài, lớp vỏ bánh xanh mướt, dẻo thơm, mùi đỗ xanh, vị cay cay của hạt tiêu và vị béo ngậy thấm đượm lưỡi của từng thớ thịt ba chỉ quện vào nhau vô cùng hấp dẫn. Bánh chưng Bờ Đậu được thực khác thập phương ưa chuộng và vẫn nhắn nhau rằng qua Bờ Đậu nhớ dừng chân mua cặp bánh chưng làm quà.

 

Bánh chưng Bờ Đậu được gói theo nhiều cách khác nhau

Cơm lam Định Hóa

Cơm lam là một món ăn giản dị và không còn xa lạ với người dân trung du miền núi phía Bắc. Tuy nhiên cơm lam của người dân Định Hóa lại có những nét độc đáo riêng bởi nó gắn với những con suối nơi đầu nguồn và nương lúa bên sườn đồi, những vạt rừng xanh ngút của đất ATK một thủa nhưng khiến du khách khó quên nếu có dịp thưởng thức. Cơm lam Định Hóa được làm từ loại gạo nếp ngon đặc biệt, ấy là thứ nếp cái hoa vàng trồng trên nương, thu hoạch vào khoảng tháng 9, tháng 10 hàng năm. Cơm lam ăn với muối vừng vừa dân dã vừa mộc mạc, đậm đà khó quên. Người Định Hóa cũng hết sức sáng tạo khi biến tấu món cơm lam quen thuộc với cơm lam nhân lạc, hoặc cơm lam cẩm (cơm lam tím) thật sự hấp dẫn du khách từ hình thức lẫn hương vị.

 

Cơm lam được nướng chín bằng củi

Trám đen Hà Châu

Trong các sản vật thiên nhiên ban tặng cho người Thái Nguyên, thì trám đen Phú Bình một trong những đặc sản nổi tiếng. Quả trám đen khi được ỏm chín cùi trám dầy, mềm, có màu vàng hoặc tím. Theo người dân nơi đây, trồng và chăm sóc cây trám cho nhiều quả khá vất vả: từ khi trồng trám đến khi được thu hoạch phải mất 7 đến 8 năm và thậm chí trong mười cây trám giống thì chỉ có khoảng 3 – 4 cây là trám có thể cho quả.

Khác với trám xanh, trám đen Phú Bình thơm, mềm có vị thơm, béo, bùi, ngậy rất đặc trưng. Người ta có thể dùng trám để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như xôi trám, trám nhồi thịt, trám kho với thịt hoặc cá, gỏi trám và đặc biệt là món nham trám đã trở thành đặc sản nổi tiếng, chỉ ăn một lần là nhớ mãi.

 

Trám đen Hà Châu cơm vàng béo ngậy

Đậu phụ Bình Long

Đậu phụ thì chẳng có gì xa lạ, nhưng để nói về đậu ngon thì xã Bình Long, huyện Võ Nhai có nghề làm đậu phụ thơm ngon truyền thống được nhiều người biết đến. Điểm đặc biệt của đậu Bình Long đó là hình dáng bìa đậu. Đậu Bình Long được ép trong khuôn lớn bìa đậu được cắt vuông, to bản. Đậu không quá cứng, bã và cũng không quá mềm. Đậu Bình Long ăn khá béo ngậy, chấm cùng mắm tôm hoặc nước mắm ớt, thêm chút rau kinh giới thì quá chuẩn vị rồi.

 

Đậu Bình Long mềm mượt được cắt vuông vắn

Nem chua Đại Từ

Nhắc đến nem chua ai cũng nghĩ ngay đến đặc sản của Thanh Hóa. Nhưng ít ai biết ở Thái Nguyên cũng có một vùng làm nem chua ngon không kém, đó là Đại Từ. Nem chua Đại Từ được làm từ thịt nạc mông, tỏi, rượu, hạt tiêu, thính và lá ổi, nem được gói cẩn thận bằng lá chuối để lên men trong vài ngày. Không giống với các loại nem chua khác là bóc ra có thể ăn được ngay, nem chua Đại Từ cần phải nướng bằng than củi hoặc hoặc lăn qua chảo hay cho vào nướng trong lò vi sóng mới có thể ăn được. Nếu có dịp về Đại Từ, đừng quên thưởng thức món nem đặc sản này nhé.

 

Nem chua Đại Từ thơm ngon hấp dẫn

Tương nếp Úc Kỳ

Vị thơm ngọt đậm đà, nhuyễn đặc như mật và có màu vàng sậm hấp dẫn làm nên thương hiệu Tương nếp Úc Kỳ. Đây là món quà ẩm thực của Thái Nguyên đã theo chân du khách thập phương đi khắp đất nước.

Nghề làm tương ở xã Úc Kỳ không rõ chính xác có từ bao giờ, trong xã mỗi nhà đều có ít nhất 1 chum tương để ăn trong năm và làm quà biếu. Tương nếp ở đây cũng giống như tương nếp của các vùng quê khác ở Việt Nam, được làm từ 3 nguyên liệu chính là gạo nếp, đỗ tương và muối. Tuy nhiên, chỉ có tương được làm từ thứ gạo nếp gọi là nếp Thầu dầu mới thật sự ngon nhất, đây là nguyên liệu quan trọng tạo nên sự khác biệt của tương nếp Úc Kỳ với những địa phương khác.

 

Tương nếp Úc kỳ trở thành thương hiệu lâu đời

Tôm cuốn Thừa Lâm

Người dân thôn Thừa Lâm, xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên có một món ăn độc đáo và lâu đời là món tôm cuốn. Để làm món tôm cuốn nổi tiếng thơm ngon cần có tôm sông nhỏ cỡ bằng ngón tay út, trứng gà ta tráng mỏng và giò lụa thái sợi, cuộn chung với rau thơm, hành, mùi; khi ăn chấm với mắm chanh ớt chua ngọt. Đều là những nguyên liệu dân dã nhưng kết hợp lại với nhau tạo thành một món ăn hấp dẫn không thể chối từ. Tôm cuốn Thừa Lâm đã được xếp hạng trong toop 100 món ăn đặc sản tiêu biểu của Việt Nam do tổ chức kỷ lục Việt Nam bầu chọn giai đoạn 2011-2016.

 

Những cuộn tôm đẹp mắt

Bánh Coóc mò

Bánh coóc mò theo tiếng dân tộc Tày có nghĩa là bánh sừng bò, là món truyền thống không thể thiếu trong dịp đầy tháng, thôi nôi của người Tày. Gọi là Coóc mò bắt nguồn từ hình dáng đặc biệt của bánh, có chóp nhọn giống như chiếc sừng bò. Bánh coóc mò được làm từ gạo nếp, trộn với một chút lạc, gói bằng lá dong và buộc bằng lạt giang. Điều đặc biệt của bánh coóc mò là không nhân nhưng khi ăn ta có thể cảm nhận được vị thơm, béo, dẻo trong từng hạt nếp, rất ngon mà không hề ngấy. Ngày nay, bánh coóc mò được làm quanh năm và bày bán rất nhiều tại các chợ phiên ở huyện Võ Nhai, huyện Định Hóa.

 

Những chiếc bánh Coóc mò hình sừng bò

Măng đắng Ngàn Me

Một trong những đặc sản Thái Nguyên đã làm nên cái tên, cái hồn của ẩm thực nơi đây mà là món măng đắng Ngàn Me. Măng được người miền núi chế biến thành nhiều món ăn ngon đậm chất vùng cao như: măng cuộn thịt, măng đắng nấu ốc suối hoặc chỉ đơn giản là măng luộc chấm muối ớt hay mắm tôm thôi cũng đủ chinh phục mọi thực khách rồi. Vị đắng, giòn, thơm mùi tre nứa đặc trưng không chỉ lưu lại trên đầu lưỡi mà còn cả trong lòng thực khách mỗi khi có cơ hội thưởng thức món ăn ấn tượng này.

 

Những đọt măng non Ngàn Me

Ngoài những đặc sản kể trên Thủ Đô Gió Ngàn còn rất nhiều những sản vật độc đáo khác như bánh lá ngải, chuối rừng, mỳ gạo Hùng Sơn, miến Việt Cường… Các bạn nếu có dịp du lịch Thái Nguyên đừng quên thưởng thức những đặc sản ẩm thực, khám phá và trải nghiệm văn hóa dân tộc đặc sắc nơi đây. Quê hương “Chè Tấm Ngon, Chè Cám Ngon” Thái Nguyên, vùng đất với nhiều nét đẹp về thiên nhiên, văn hóa, giàu truyền thống lịch sử này sẽ mang lại cho bạn thêm nhiều điều thú vị.

Tham gia tour du lịch trải nghiệm văn hóa dân gian Thái Nguyên, du khách sẽ được thưởng thức những đặc sản riêng có của mảnh đất Thái Nguyên

Trà đại từ Thái Nguyên là một trong những vùng trà nổi tiếng nhất tại Thái Nguyên và cả nước

Tại vùng trà có rất nhiều các làng nghề chè tấm với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất hàng trăm năm

Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km, nằm trong toạ độ từ 21°30′ đến 21°50′ vĩ bắc và từ 105°32′ đến 105°42′ kinh đông; phía bắc giáp huyện Định Hóa, phía đông nam giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên, phía đông bắc giáp huyện Phú Lương, phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc, phía nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc.

Xác định cây chè là cây trồng chủ lực giúp một bộ phận người dân xoá đói, giảm nghèo, trong những năm qua huyện Đại Từ đã không ngừng chuyển đổi cơ cấu giống, đưa các giống chè có năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng và đẩy nhanh việc xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chè Đại Từ trên thị trường.

Phát triển cây chè là một trong những thành tựu quan trọng của huyện Đại Từ (Thái Nguyên). Đại Từ là huyện có diện tích và sản lượng chè lớn nhất của tỉnh. Cây chè là loại cây trồng truyền thống trên địa bàn huyện. Trước đây, bà con trồng chè với những giống thuần túy, kỹ thuật chăm sóc chưa có nên năng suất không cao, chỉ mang lại thu nhập tạm ổn. Từ năm 2000, cây chè được quan tâm phát triển, đặc biệt là giai đoạn 2011 – 2015 tỉnh hỗ trợ 100% giá giống mới thay thế chè cũ, chè lâu năm, chè hạt bằng chè cành. Theo đề án phát triển cây chè của tỉnh, Đại Từ mở rộng diện tích, hỗ trợ bà con nông dân các giống chè mới; đồng thời hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái nên năng suất ngày càng tăng, giá trị kinh tế mang lại lớn.

 Tổng diện tích chè của huyện Đại Từ hiện đạt 6.333ha, chiếm trên 30 % diện tích chè Thái Nguyên trên toàn tỉnh. Trong đó, diện tích chè kinh doanh là 5.392ha, năng suất chè bình quân năm 2015 đạt 115 tạ/ha, sản lượng chè cám ngon tươi đạt 62.000 tấn. Cả 30 xã, thị trấn trong toàn huyện đều có nghề trồng chè. Đại Từ là vùng sản xuất chè có truyền thống lâu đời, nguyên liệu chè có chất lượng cao.

Trong những năm qua, nhờ được Nâng tầm thương hiệu chè Đại Từ Thái Nguyên nên cây chè tấm ngon đã giúp cho các hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.Đại Từ có 19 xã nằm ven chân dãy núi Tam Đảo, núi Hồng, núi Chúa có điều kiện đất đai thổ nhưỡng, nguồn nước tưới, tiểu khí hậu rất thích hợp cho phát triển cây chè và phát triển du lịch sinh thái. Chất lượng nguyên liệu chè xanh của huyện đã được các chuyên gia đánh giá và kiểm nghiệm có hàm lượng tannin dưới 30%, thấp hơn một số vùng chè lớn trong cả nước; nhưng hàm lượng đường khử chiếm 2,46% cao hơn các vùng chè khác trong cả nước rất phù hợp cho chế biến chè xanh.

Với lợi thế điều kiện tự nhiên và sự chăm chỉ của người dân, những năm qua, hoạt động quảng bá, nâng tầm thương hiệu chè Đại Từ Thái Nguyên đã có nhiều kết quả. Các sản phẩm chè Đại Từ Thái Nguyên đã và đang được khẳng định trên thị trường trong nước và quốc tế; trong các hội thi chè ngon hoặc tham gia các hội chợ, chè Đại Từ đã đạt nhiều giải vàng về chất lượng. Hiện tại, tổng số làng nghề chè của huyện Đại Từ là 24 làng nghề. Đến hết năm 2015 trên địa bàn huyện có 13 tổ hợp tác, 15 hợp tác xã sản xuất, chế biến và kinh doanh chè Thái Nguyên.

Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm chè, những năm qua UBND huyện đã xây dựng, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng chế biến, bảo quản nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP; tập huấn kỹ thuật sản xuất chè an toàn,… đến nay 98% các hộ nông dân Đại Từ đã sử dụng các thiết bị bán công nghiệp trong chế biến chè; Những nỗ lực đó đã tạo được sự chuyển biến cơ bản về nhận thức của nông dân và các doanh nghiệp chè trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến và thực hiện chuyển dịch cơ cấu giống chè, tăng diện tích chè giống mới có năng suất và chất lượng tốt, từ đó góp phần nâng cao chất lượng chè Đại Từ nói riêng và chè Thái Nguyên nói chung.

Bên cạnh đó, thời gian qua nhiều nguồn vốn tín dụng đã giải ngân cho các doanh nghiệp, nông dân vay sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè đạt 122 tỷ đồng; đến nay trên địa bàn toàn huyện có 13 doanh nghiệp và 7 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực chè tấm ngon, bước đầu đã hình thành được một số vùng nguyên liệu chè có chất lượng. Thu nhập người làm chè được cải thiện, góp phần ổn định đời sống và tác động tích cực để nông dân đầu tư chăm sóc và phát triển vùng nguyên liệu. Sản phẩm chè sản xuất ra tuy chất lượng chưa cao song đã tiêu thụ hết, không bị ứ đọng và doanh thu năm sau đạt cao hơn năm trước. Xúc tiến thương mại mạnh mẽ đã góp phần tích cực trong tiêu thụ chè. Đơn cử như năm 2009, huyện đã phối hợp tổ chức thành công ngày hội trà Thái Nguyên tại xã La Bằng – nằm trong chương trình “Làng việt 2009” nhằm tôn vinh, giới thiệu sản phẩm chè Đại Từ, từng bước xây dựng thương hiệu chè La Bằng; trong liên hoan trà lần thứ nhất tại Thái Nguyên, huyện cũng tổ chức lễ hội trà với 10 làng nghề tham gia…

Để góp phần quảng bá thương hiệu, huyện Đại Từ đã xây dựng Lễ hội Trà Đại Từ. Đây thực sự là ngày hội của các làng nghề, các doanh nghiệp và đông đảo người trồng, chế biến chè Thái Nguyên trong huyện, là cơ hội mở rộng giao lưu văn hóa và hội nhập để phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, các hoạt động tại Lễ hội trà góp phần khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm chè Đại Từ.

Để tiếp tục khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của cây chè, huyện Đại Từ đã xác định cây chè là cây trồng mũi nhọn. Để Nâng tầm thương hiệu chè Đại Từ Thái Nguyên, huyện tập trung Quy hoạch phát triển cây chè; tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất và chế biến sản phẩm trà xanh Thái Nguyên; thực hiện tốt biện pháp cải tạo giống, tiến hành trồng mới, trồng thay thế bằng các giống chè mới. Đồng thời, xây dựng và bảo hộ thành công nhãn hiệu tập thể “Chè Đại Từ” góp phần cùng chè Thái Nguyên ở các vùng khác nâng tầm thương hiệu, tạo ra một nhãn hiệu tập thể vững mạnh.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét